Một số dạng điển hình của việc răng mọc không thẩm mỹ ở trẻ mới lớn và lựa chọn nắn chỉnh
11-01-2012
3090
MỘT SỐ DẠNG ĐIỂN HÌNH CỦA VIỆC RĂNG MỌC KHÔNG THẨM MỸ Ở TRẺ MỚI LỚN VÀ LỰA CHỌN NẮN CHỈNH

 1. Răng mọc chen chúc

                                                      

      Sự bất hài hoà giữa kích thước Răng và hàm có thể dẫn đến tình trạng Răng mọc bất thường hoặc chen chúc.

       Răng mọc chen chúc nhìn không đẹp và khó vệ sinh.

       Điều trị chỉnh nha hiện nay thường dùng hệ thống mắc cài và dây cung truyền lực cần dịch chuyển lên răng gọi là phương pháp nắn chỉnh gắn chặt, phương pháp này rất hiệu quả và là cách tốt nhất để sắp xếp các Răng vào đúng vị trí của nó trên cung hàm.
 

       Đôi khi phải nhổ bớt một số Răng để có đủ khoảng trống cho việc sắp xếp các Răng chen chúc vào đúng vị trí , tạo ra sự hài hoà cho hàm Răng và khuôn mặt.

 

 

  2. Khoảng hở giữa các Răng

 

                                                                         

          Thường do sự bất hài hoà giữa kích thước Răng và xương hàm trên và/hoặc xương hàm dưới, hoặc do hoạt động đẩy lưỡi bất thường về phía trước, lưỡi to, thở miệng… xảy ra ở một số trẻ.

          Khoảng hở giữa các Răng cửa trông không đẹp và có thể ảnh hưởng đến phát âm.

          Điều trị chỉnh nha sử dụng mắc cài để sắp xếp Răng và đóng khoảng hở này. Hoạt động đẩy lưỡi phải được kiểm soát, thay đổi kích thước lưỡi, bệnh lý Tai Mũi Họng phải được điều trị… nếu không khe hở sau điều trị có nhiều khả năng tái phát.

 

 

3. Răng hô

            Răng cửa trên hoặc đồng thời răng cửa hàm trên và dưới nhô ra phía môi hơn mức bình thường làm lộ nhiều răng và mất hài hòa khuôn mặt, trong một số trường hợp nặng, môi dưới có thể nằm phía sau Răng cửa hàm trên và đẩy Răng về phía trước thêm nữa làm cho tình trạng hô răng càng trầm trọng hơn.

       Răng hô trông không đẹp và có thể bị tổn thương do vô tình va chạm vào vật cứng. Đôi khi răng hàm dưới có thể trồi lên quá mức đến nỗi có thể đụng vào nướu mặt trong các Răng hàm trên và gây tổn thương các Răng này.

       Điều trị chỉnh nha sẽ sắp ngay ngắn các Răng và có thể phối hợp kéo liên hàm bằng cách dùng mắc cài và thun kéo. Ơû trẻ đang phát triển, có thể dùng khí cụ ngoài mặt kết hợp với thun kéo hoặc khí cụ chức năng.

       Trong những trường hợp hô nghiêm trọng, đặc biệt khi xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh có thể phải dùng đến phẫu thuật để điều chỉnh sự bất hài hoà này.

 

 

4. Cắn ngược (underbite)

 

 

      Khi hàm dưới đưa ra trước so với hàm trên, các Răng cửa dưới đưa ra trước bên dưới các Răng hàm trên.

       Khớp cắn ngược trông không đẹp và có thể gây ra tình trạng mòn Răng không đều ở các Răng trước, chết tủy răng, mặt hình lưỡi cày, viêm nha chu các răng cửa ngoài ra nó có thể gây ra nhiều vấn đề cho khớp thái dương hàm.

       Trong trường hợp nhẹ, các khí cụ chỉnh nha thông thường như mắc cài, thun kéo liên hàm hoặc khí cụ ngoài mặt headgear có thể được dùng để sửa chữa sai lệch này.

       Trong trường hợp cắn ngược nghiêm trọng, cần phải tiến hành phẫu thuật để sửa chữa sai lệch khớp cắn này và tạo lại vẻ hài hoà cho khuôn mặt.

 

5. Cắn sâu (deep bite)

 

 

       Các Răng cửa trên và/hoặc dưới có thể mọc quá mức và gây ra tình trạng cắn sâu hay rìa cắn răng cửa hàm dưới cắn vào vùng lợi mặt trong răng cửa hàm trên hậu quả là dễ gây viêm nha chu các răng cửa hàm trên, giảm hiệu quả nhai, cười thiếu thẩm mỹ vì dễ gây cười hở lợi, răng quặp, trường hợp nghiêm trọng răng cửa hàm trên có thể phủ hoàn toàn răng hàm dưới, khớp cắn sâu có thể gây mòn trầm trọng cho mặt trong Răng hàm trên và gây tổn thương cho nướu mặt trong các Răng trước hàm trên.

       Khớp cắn sâu có thể gây ra lực căng quá mức lên khớp hàm do đó gây ra nhiều vấn đề cho khớp thái dương hàm.

 

            Khớp cắn sâu cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp nắn chỉnh sau khi đã được bác sĩ chuyên khoa nắn chỉnh răng khám, tư vấn và lập kế hoạch điều trị cụ thể, chi tiết. Bệnh nhân và bố mẹ cũng cần được tư vấn kỹ càng trước khi nắn chỉnh

 

6. Cắn hở

 

          Khớp cắn hở xuất hiện khi các Răng đối diện không chạm nhau.

 Khớp cắn hở có thể gây trở ngại cho vấn đề ăn uống và gây mòn quá mức ở các Răng còn lại có tiếp xúc nhau.

          Cắn hở trông không đẹp và ảnh hưởng đến việc phát âm.

          Nguyên nhân thường do các thói quen bất thường của lưỡi, cắn hở có thể đóng lại bằng mắc cài. Trừ khi thói quen bất thường của lưỡi được loại bỏ, nếu không khả năng tái phát hoàn toàn có thể xảy ra.

 

7. Cắn chéo

 

       Thông thường Răng hàm trên phải phủ bên ngoài Răng dưới. Nếu hàm trên quá hẹp, các Răng hàm dưới sẽ chuyển sang một bên để các Răng sau có thể ăn khớp với nhau, từ đó dẫn đến tình trạng cắn chéo các răng phía sau.

       Cắn chéo Răng sau gây ra tình trạng mòn không đều ở các Răng này và gây ra một lực căng quá mức trên khớp hàm làm ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.

       Điều trị chỉnh nha thường dùng khí cụ tháo lắp hoặc cố định để nong rộng cung hàm.

 Khi  xương trên được nong rộng, hàm dưới sẽ tự động khớp vào một cách bình thường.

 Các Răng trước cũng có thể mọc lên với khớp cắn chéo.

 

8. Mất Răng

 

      Mất Răng tạo khoảng trống cho các Răng kế cận và Răng đối di chuyển vào, từ đó gây nên những vấn đề nghiêm trọng hơn cho khớp cắn.

       Điều trị chỉnh nha sẽ di chuyển các Răng về đúng vị trí của nó đồng thời tạo đủ khoảng trông cho việc đặt 1 Răng giả vào vị trí Răng mất – có thể là 1 Răng cấy ghép (Implant).

 

 

 

 9. Răng kẹt/ ngầm


       Do không có đủ khoảng trống để mọc lên nên Răng bị mắc kẹt trong xương hàm.

       Điều trị chỉnh nha sẽ tạo ra khoảng trống đủ lớn trên cung hàm giúp cho Răng mọc lên.

 

 10. Răng mọc lệch lạc – sai vị trí

 

      Trong phần lớn trường hợp Răng mọc sai vị trí có thể được điều trị bằng mắc cài, dây cung và thun kéo.

       Trong hình bên, Răng nanh mọc sai vị trí, BS sẽ thực hiện tiểu phẫu để bộc lộ nó, sau đó gắn mắc cài hoặc một button vào Răng này và kéo nó về đúng vị trí trên cung R.

11. Tật mút tay

                                       

       Mút tay ở trẻ gây ra tình trạng biến dạng tại chỗ của các Răng cửa và ảnh hưởng đến mô xương quanh các Răng.

       Cần loại bỏ hoàn toàn tật mút tay để các Răng có thể được đưa về đúng vị trí.

 

 12. Những vấn đề khác

 Một số vấn đề cần được sự tư vấn của BS chỉnh nha như:

 + Khó nhai hoặc cắn.

 + Khó phát âm.

 + Nghiến siết răng.

 + Cử động hàm khác thường hoặc nghe tiếng kêu khi há ngậm.

Một vài lựa chọn cho việc nắn chỉnh răng:


Nắn chỉnh bằng hàm trainer tháo lắp, phù hợp cho lứa tuổi có hàm răng hỗn hợp ( răng sữa và răng vĩnh viễn tuổi thay răng )





Hàm nắn chỉnh tháo lắp nhựa







Hàm nắn chỉnh dùng khí cụ gắn chặt Bracket kim loại










Hàm nắn chỉnh dùng khí cụ gắn chặt mắc cài Bracket sứ

 





Hàm nắn chỉnh dùng hàm tháo lắp Invisalign





 

 

Chia sẻ thông tin   Gửi bài viết này cho bạn bè Bản in
Các bài viết khác
Share:
scroll up
1
Bạn cần hỗ trợ?
 
Bấm vào để gọi: 0982098218